Trung tâm ADC phối hợp với iSEE và EMWG tổ chức thành công Diễn đàn học hỏi với chủ đề “Phụ nữ dân tộc thiểu số: Chủ động hay cam chịu?”


Đăng lúc: 19:12:36 15/12/2016 - Đã Đọc: 5137
Ngày14/12/2016, tại Hà Nội, Trung tâm ADC đã phối hợp với Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế & Môi trường (iSEE) cùng Nhóm công tác về dân tộc thiểu số (EMWG) tổ chức thành công diễn đàn học hỏi với chủ đề: “Phụ nữ dân tộc thiểu số: Chủ động hay cam chịu?”.

Diễn đàn đã nhận được sự tham gia của các khách mời đến từ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đại diện các tổ chức Phi chính phủ tại Việt Nam như: CARE, Oxfam, Plan, iSEE, MDF, AECOM, CERDA, CSDM, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái môi trường tại California-Mỹ, đại diện các công ty truyền thông và đại diện một số công ty tư vấn, nghiên cứu và phản biện chính sách và các chị phụ nữ dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa, Lào Cai và Hòa Bình. Hội thảo đã chia sẻ những nội dung bổ ích và sát thực liên quan tới chủ đề nâng cao vị thế và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội và ứng phó biến đổi khí hậu. Các chủ đề về: Nâng cao vị thế lãnh đạo hay Tạo gánh nặng cho phụ nữ dân tộc thiểu số? Người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ? Phụ nữ liệu có cam chịu? Tại sao cần đánh thức tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số? v.v đã được thảo luận rất sôi nổi.

PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương, chuyên gia nhân học nghiên cứu về những biến đổi của đời sống đương đại thể hiện qua các thực hành văn hoá, viện Văn hóa Xã hội Việt Nam chia sẻ về cách phụ nữ DTTS đang nhìn nhận chính mình

Đặc biệt, Trung tâm ADC đã có những chia sẻ rất thực tế về tiến trình hỗ trợ nâng cao vị thế, vai trò lãnh đạo của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội và ứng phó biến đổi khí hậu. Các ngôn từ được sử dụng đã được hiểu theo nghĩa rất riêng của ADC, và đó cũng là phương pháp tiếp cận theo cách toàn diện và bền vững, đó là: “Vai trò lãnh đạo của phụ nữ dân tộc thiểu số không hẳn là phụ nữ phải được nằm trong bộ máy chính quyền địa phương, giữ những chức vụ quan trọng mà chính từ việc họ có đủ năng lực để phát hiện ra các vấn đề của họ, của cộng đồng và tự họ có thể giải quyết được các vấn đề ấy” và “Nâng cao vị thế của phụ nữ không chỉ có nghĩa là họ được quyền bình đẳng mà chính từ việc họ tự tin vào bản thân rằng họ có thể làm được”. Những quan điểm đã làm nên thành công của ADC với phương pháp “lấy phụ nữ dân tộc thiểu số làm trọng tâm để tạo ra những thay đổi lớn ngoài sự mong đợi”. Bên cạnh đó, những câu hỏi sát thực về tính bền vững, khả năng nhân rộng hay những khó khăn mà ADC gặp phải trong những ngày đầu tiên của các khách mời cũng đã được đại diện ADC chia sẻ và nhận được những đánh giá rất cao từ phía khách mời.

Ông Bùi Tuấn Tuân - đại diện ADC chia sẻ tại diễn đàn

Thêm vào đó, trong talkshow về Vai trò lãnh đạo của phụ nữ dân tộc thiểu số, các đại biểu đã được nghe các câu chuyện rất thực tế và điển hình kể về sự thay đổi của các chị và các chị em phụ nữ khác trong cộng đồng thông qua quá trình tham gia cùng dự án do Trung tâm ADC và iSEE hỗ trợ. Phần chia sẻ cũng nhấn mạnh về vai trò lãnh đạo của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số trong bình đẳng giới, giảm bạo lực gia đình và định kiến xã hội.

 Tọa đàm về vai trò lãnh đạo của phụ nữ dân tôc thiểu số

Diễn đàn này nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn học hỏi thường kỳ về các vấn đề của người dân tộc thiểu số” - một sáng kiến dành cho các đối tác, tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khuôn khổ của Chương trình “Hành động dân sự về hòa nhập kinh tế và xã hội cho các cộng đồng dân tộc thiểu số phía Bắc tại Việt Nam” - (CASI) do tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm ADC, Viện iSEE và Trung tâm CIRUM đồng thực hiện.

Description: E:Ảnh Learning Space 2Ảnh Learning Space 2IMG_2476.JPG

Cô Tống Thị Vân chia sẻ về sản phẩm chuối Tây bản địa

Chị Tống Thị Vân, dân tộc Tày tại Bắc Kạn chia sẻ về sản phẩm Chuối Tây bản địa, sáng kiến của các chị đã được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã, và Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 và nhân rộng tại cộng đồng.

Nhà tài trợ và Đối tác